Độc tính của Ozone – Công ty CP Ozone Quốc Tế
5 món ăn bị WHO xếp hạng “DANH SÁCH ĐEN” khiến bạn giật mình!
25 Tháng Mười Một, 2015
Chống lạnh hiệu quả gấp 3 lần khi biết cách bổ sung dưỡng chất!
26 Tháng Mười Một, 2015

Độc tính của Ozone

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG KHÍ OZONE

 

ozone-depletion-process

Ozone là một chất kích ứng, tác động rất mạnh với các niêm mạc. Trong thực nghiệm động vật, người ta cho tiếp xúc 4 giờ với nồng độ 4 – 6ppm, làm chết 50% chuột cống và chuột nhắt do phù phổi.

Ở nồng độ rất thấp Ozone cũng làm cho súc vật phòng thí nghiệm bị nhiễm trùng thứ cấp.

Cho tiếp xúc liên tiếp với Ozone gây ra các rối loạn hô hấp mãn tính ở súc vật thí nghiệm như khí thũng (tràn khí), xơ hóa, già sớm và tăng tỉ lệ mới mắc u tuyến phổi.

Người ta đã quy cho Ozone có tác động giống chất phóng xạ, tương tự như tác động của tia X

1. Triệu chứng nhiễm độc

  • Nhiễm độc cấp tính

Tiếp xúc với Ozone trong vài giờ ở các nồng độ khác nhau có thể gây ra các hậu quả sau:

– Kích ứng mũi và họng ở nồng độ từ 0.05 – 0.1ppm Ozone.

– Giảm thị lực, nhức đầu, khó thở, ho, co thắt ngực, rối loạn các test chức năng hô hấp (VEMS, khuếch tán CO) ở người khi tiếp xúc với các nồng độ từ 0.3 – 1ppm Ozone.

– Giảm khả năng bão hòa oxihemoglobin và tổn thương hình thái hồng cầu; rối loạn thần kinh dẫn tới rối loạn phổi hợp và khó khăn diễn đạt khi tiếp xúc từ 1.5 – 2ppm Ozone.

– Phù phổi khi tiếp xúc với các nồng độ rất cao, từ 4 – 5ppm Ozone.

– Chết trong vài phút với nồng độ 50ppm Ozone.

Chú ý: Nếu là Ozone lỏng bắn vào da sẽ gây tê buốt và bốc ra ozone khí gây nhiễm độc.

  • Nhiễm độc mãn tính

Tiếp xúc dài hạn hoặc tiếp xúc liên tiếp với những nồng độ khoảng 1ppm (như trường hợp tiếp xúc của thợ hàn điện) gây nhức đầu, mệt mỏi, hô hấp khó khăn và rối loạn chức năng hô hấp.

2. Điều trị nhiễm độc Ozone

– Điều trị triệu chứng. Nghỉ ngơi. Theo dõi.

– Chăm sóc y học: các triệu chứng phù phổi do tiếp xúc quá nhiều với ozone thường chưa xuất hiện ngay mà phải sau một thời gian. Các triệu chứng nặng thêm nếu cứ cố gắng sức, vì vậy nghỉ ngơi và chăm sóc, theo dõi y học là bắt buộc đối với người nhiễm độc Ozone.

3. Dự phòng

  • Nồng độ cho phép

Nồng độ cho phép của ozone là 0.0001mg/l (Bộ Y tế, 1992).

Mỹ quy định TLV (1998) đối với ozone như sau:

– Lao động nặng: 0.05ppm

– Lao động vừa : 0.08ppm

– Lao động nhẹ: 0.1ppm

  • Biện pháp vệ sinh an toàn lao động

1/ Chống cháy: Ozone tuy không dễ cháy nhưng tăng cường sự cháy đối với các khí khác. Nhiều phản ứng có thể gây cháy hoặc nổ khi có thêm Ozone.

Cấm lửa, cấm tia lửa, cấm hút thuốc, cấm để Ozone tiếp xúc với các chất bắt lửa cháy được.

Trường hợp cháy ở xung quanh thì mọi tác nhân dập cháy đều cho phép.

2/ Chống nổ: Nguy cơ cháy và nổ khi Ozone bị làm nóng hoặc khi tiếp xúc với các chất dễ cháy (anken, ete).

Các thiết bị đóng – khóa hệ thống thông gió, trang bị điện và chiếu sáng phải được làm từ vật liệu chống nổ.

Trường hợp xảy ra cháy cần giữ cho xylanh (cylinder) mát bằng cách phun nước.

3/ Chống hít phải: Nếu hít phải ozone thường gây ho, nhức đầu, khó thở, đau họng.

Cần thông gió, hút cục bộ hoặc bảo vệ đường hô hấp.

Nếu xảy ra sự cố cần sơ cứu nhanh, đưa nạn nhân ra nơi không khí thoáng mát, nghỉ ngơi, hô hấp nhân tạo theo chỉ định, chăm sóc y học.

4/ Chống bắn dính vào da: Ozone gây tê buốt nên cần có găng chống lạnh.

Nếu dính phải ozone cần rửa nhiều nước (không cởi bỏ quần áo). Chăm sóc y học.

5/ Bảo vệ mắt: Ozone bắn vào mắt gây đỏ, đau, không nhìn được.

Dùng tấm che mặt và mắt, có thể cùng với mặt trùm nếu dùng mặt nạ.

Nếu mắt bị ảnh hưởng, cần rửa nhiều nước thật kĩ. Chăm sóc ở chuyên khoa mắt.

6/ Không ăn, uống, hút thuốc trong khi làm việc.

7/ Nếu bị tràn ozone cần sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm, thông gió.

– Không bao giờ được dùng tia nước phun lên chất lỏng.

– Không được để ozone tràn ra môi trường.

– Bảo vệ cá nhân phải dùng mặt lạ thở không khí riêng.

error: Nội dung cấm sao chép!