Máy ozone công nghiệp NEXTOZONE cải thiện nguồn nước cho nuôi tôm

Máy ozone công nghiệp NEXTOZONE cải thiện nguồn nước cho nuôi tôm

Máy sục ozone làm sạch không khí
Chương trình khuyến mãi NEXTOZONE tri ân khách hàng
18 Tháng Mười Một, 2016
Máy Ozone xử lý nước
Công nghệ ozone xử lý nước không cần tới hóa chất
29 Tháng Mười Hai, 2016

Máy ozone công nghiệp NEXTOZONE cải thiện nguồn nước cho nuôi tôm

Hiện nay, công nghệ kĩ thuật phát triển, khí ozone được tạo bởi máy ozone công nghiệp đã được đưa vào ứng dụng trong xử lý, cải thiện nguồn nước cho các khu nuôi trồng.

Đừng để ô nhiễm nguồn nước nuôi tôm sâu hơn

Xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước và thiếu hệ thống tiêu thoát nước đã dẫn đến nhiều khó khăn cho con tôm. Để nghề nuôi tôm phát triển bền vững và đạt hiệu quả như mong đợi, thiết nghĩ cần phải “cải tổ” nguồn nước nuôi đối tượng này. Trong đó, giải pháp tối ưu hiện nay là sử dụng máy tạo khí ozone.

Người nuôi tôm phải xác định “nuôi tôm chính là nuôi nước”, cần có một nguồn nước tốt, đảm bảo mới có thể tạo điều kiện, môi trường cho tôm sinh trưởng, phát triển, tránh vi khuẩn gây bệnh.

Nước cung cấp cho ao nuôi đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của vụ nuôi. Nguồn nước tốt nhất để tạo môi trường sạch là lấy xa cửa sông để hạn chế ô nhiễm theo đúng kỹ thuật nuôi tôm. Nước lấy trực tiếp từ nguồn thiên nhiên cần phải được xử lý trước khi đưa vào nuôi.

Phần lớn sản phẩm dư thừa trong nuôi tôm đã tích tụ dưới đáy ao. Đây chính là nguồn gây nguy hại cho con tôm và cho hoạt động nuôi tôm. Lớp bùn đáy ao này rất độc, thiếu ôxy và chứa nhiều chất độc như ammonia, nitrite, hydrogen sulfide.

may-ozone-cong-nghiep-nuoc-nuoi-tom-bi-o-nhiem

Con tôm luôn có xu hướng tránh khỏi vùng này và tập trung vào những khu vực sạch sẽ hơn. Do việc tập trung vào một vùng sẽ làm giảm bớt diện tích cho ăn, cũng như tăng tính cạnh tranh trong khi ăn. Nếu như toàn bộ đáy ao bị dơ bẩn thì con tôm bị bắt buộc phải sống trong môi trường ô nhiễm. Lớp bùn dơ bẩn còn tác động lên nước trong ao nuôi làm giám chất lượng nước.

Chất lượng nước và chất lượng đáy ao dơ bẩn sẽ tác động trực tiếp tới con tôm. Con tôm luôn bị căng thẳng, thể hiện qua việc kém ăn, mức tăng trưởng giảm và dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn như Vibriosis. Và dẫn đến việc tôm chết hàng loạt. Phần lớn các bệnh của con tôm đều có nguồn gốc từ môi trường mà chúng sinh sống.

Khí ozone tạo bởi máy ozone – bạn của tôm

Những người nuôi tôm đang rơi vào vòng luẩn quẩn, đó là càng chống ô nhiễm càng ô nhiễm hơn. Chẳng hạn để tránh ô nhiễm nước thì đẩy thải nước ra ngoài, gây ô nhiễm cho người khác và cho môi trường chung. Cố gắng nạo vét ao, nhồi hóa chất vào đáy ao, nhưng kết cục là đất bị ô nhiễm sâu hơn, nguồn đất ô nhiễm ngày càng lớn hơn.

Hơn ai hết, những người nuôi tôm và cán bộ ngành tôm vùng đồng bằng sông Cửu Long đã nhìn thấy vòng luẩn quẩn này. Nhiều ý kiến đề xuất việc thay đổi sang việc nuôi trồng bền vững. Chẳng hạn, thay vì nạo vét ao khiến ô nhiễm nguồn nước và đất thì nên sử dụng hệ vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong chất thải giúp làm sạch nước và nền đáy ao, phổ biến là việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản. Ngoài ra, thay vì tìm cách tháo nước ô nhiễm ra biển, nên sử dụng các loại thực vật như tảo, rong, sinh vật phù du hay các loài cây thủy sinh khác (rau, bèo…)  để hấp thụ các chất dinh dưỡng, làm sạch nguồn nước thải. Và phương án tối ưu được nhiều người lựa chọn chính là sử dụng công nghệ ozone, xử lý nguồn nước đảm bảo hiệu quả.

may-ozone-cong-nghiep-tom-boi-thu-min

Khi vào nước nhờ khả năng ôxy hóa cực mạnh của mình mà ozone có thể phá vỡ màng tế bào và phá hủy enzyme của vi sinh vật. Khả năng khử trùng của khí ozone rất rộng, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm men, nấm mốc và các bào tử. Theo các nghiên cứu, tốc độ diệt khuẩn của khí ozone cao gấp 3.100 lần so với Chlorine và không để lại dư lượng tồn lưu hóa chất độc hại đối với môi trường. Chỉ cần lượng ozone trong nước (0,1 – 1 ppm) thời gian 1 – 2 phút là có thể tiêu diệt được 99% vi khuẩn có trong nước. Khí ozone cũng độc đối với tôm cá nhưng dễ bị phân hủy sau 10 – 20 phút.

Ngoài khả năng sát trùng cao, khí ozone còn làm vô hiệu hóa các chất vô cơ và các kim loại nặng trong nước như sắt, mangan. Đặc biệt, nó có thể phá vỡ dễ dàng sự liên kết các phân tử mạch vòng trong thuốc bảo vệ thực vật nên được dùng để khử dư lượng thuốc trừ sâu trong nước. Sử dụng khí ozone trong nước biển có thể tạo ra một số hợp chất tương đối bền gốc Brôm như Brôme, Brômate hay axít hyobromous có tính độc đối với động vật thủy sinh, tuy nhiên hiện chưa có nghiên cứu nào xác định chúng gây độc cho tôm, cá.

So sánh/đối chiếu hai phương pháp xử lý cơ bản

may-ozone-cong-nghiep-quat-nuoc-va-may-ozone-min

  • Với tôm sú

Thông số Quạt nước Ozone + Không khí
Mật độ thả (con/m2) 25 ~ 35/m2 50~150/m2
Tỷ lệ sống 30 ~ 60% 55~90%
Năng suất 0.1 ~ 0.4kg/m2 0.5~3.5kg/m2
Điện năng tiêu thụ cho diện tích ao nuôi 3.000m2 6kw 2.2kw
  • Với tôm càng xanh

Thông số Quạt nước Ozone + Không khí
Mật độ thả (con/m2) 10 ~ 20/m2 40~70/m2
Tỷ lệ sống 30 ~ 60% 45~75%
Năng suất 0.1 ~ 0.4kg/m2 0.5~3.5kg/m2
Điện năng tiêu thụ cho diện tích ao nuôi 3.000m2 6kw 2.2kw

Khách hàng vui lòng xem thông tin chi tiết tại ozone.com.vn hoặc liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ tốt nhất.

Liên hệ: Công ty cổ phần Ozone Quốc tế, số 9 lô A khu Văn Phòng Chính Phủ, phố Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội.

Hotline: 0962.500.800 – Email: contact@ozone.com.vn

error: Nội dung cấm sao chép!