NHỮNG BÍ MẬT CHƯA ĐƯỢC TIẾT LỘ VỀ OZONE – Công ty CP Ozone Quốc Tế
Những Ứng dụng của Ozone trong xử lý không khí
7 Tháng Mười Hai, 2015
10 đôi thực phẩm ăn cùng nhau tốt cho sức khỏe
10 Tháng Mười Hai, 2015

NHỮNG BÍ MẬT CHƯA ĐƯỢC TIẾT LỘ VỀ OZONE

Nguyên tắc và kinh nghiệm rửa, làm sạch rau quả bằng Ozone

 
1. Nguyên tắc chung
 
——————————-
 
Sử dụng Ozone để rửa làm sạch rau quả là cách làm rất hiệu quả, từ năm 1997 đã được tuyên bố là an toàn GRAS (Generally Recognized As Safe), được cơ quan quản lý dược và thực phẩm Mỹ FDA phê chuẩn, cơ quản quan bảo vệ môi trường Mỹ EPA chấp thuận đưa vào pháp quy, … được hiệp hội Ozone thế giới IOA và các hiệp hội ozone ở các nước tiên tiến khuyến cáo ứng dụng rộng rãi…. Công nghệ Ozone đã đang và sẽ ngày càng phổ biến trên thế giới.
 
———————————
 
Khi xử lý bằng ozone cần đảm bảo:
 
– Phải dùng Ozone sạch, tức không có hoặc có rất ít các thành phần dị độc khí đi kèm như NxOy, …
 
– Cần dùng nước sạch có độ pH từ 6.5 – 8.5, nhiệt độ không quá 250C. Chỉ dùng nước một lần, trường hợp có hệ thống lọc để tuần hoàn vẫn cần bổ sung thay thế ít nhất 10% nước mới sau mỗi lần xử lý. Nếu nước không sạch nó sẽ tiêu tốn một lượng Ozone nhất định cho việc xử lý nước.
 
– Xử lý riêng cho từng loại rau quả: Tỉ lệ rau/ nước khoảng 0.1 – 0.25kg rau/ lít nước, với quả khoảng 0.1 – 0.4 kg quả/ lít nước. Trước khi đưa vào bể, rau quả phải được rửa qua vài lần bằng nước sạch để loại trừ bớt các chất dính bám, …
– Rau quả đã thối, nát, hay bị ô nhiễm nông dược quá mức thì phải bỏ đi, một số trường hợp bị ô nhiễm cục bộ cần được tách xử lý riêng. Số này nếu không thể bỏ đi và vẫn có thể tận dụng thì áp dụng quá trình oxy hóa sâu để xử lý, bằng cách thêm oxy già H2O2 0.05 – 0.1% và tạo môi trường kiềm pH = 8 – 8.5 để xúc tác ozone phân giải nhanh, phản ứng mạnh hơn, làm sạch tốt hơn.
– Ozone cần được hòa tan hoặc trộn đều trong nước, được tiếp xúc tốt với tất cả các bề mặt rau quả, do vậy cần khuấy đảo nước bằng bơm tuần hoàn nước.
– Ozone phải đủ liều lượng, được xác định bằng chỉ số CT (CT được tính bằng tích số của nồng độ Ozone (C – ppm) và thời gian tiếp xúc tính bằng phút (T)).
– Bể và dụng cụ cần được làm bằng vật liệu chịu ăn mòn.
– Môi trường khu vực xử lý phải thông thoáng, đảm bảo an toàn cho người lao động.
 
 
– Phải có bản quy phạm hướng dẫn vận hành treo ngay tại nơi lắp đặt thiết bị và sổ ghi chép tình hình làm việc hàng ngày.
– Định kỳ đo đạc, kiểm tra thiết bị nhà xưởng và thường xuyên lấy mẫu sản phẩm xét nghiệm.
– Sau khi xử lý có thể đem sử dụng ngay hoặc bảo quản lạnh hay bao gói để tránh tái nhiễm khuẩn, nhiễm độc từ môi trường.
 
—————————-
 
2. Kỹ thuật hòa trộn ozone vào nước và kinh nghiêm chọn, xây bể, lắp đặt
Mục tiêu chính khi xử lý rau bằng ozone là sát khuẩn (chủ yếu là Coliform), diệt nấm và tiêu trừ tàn lưu nông dược (thuốc bảo vệ thực phẩm, thuốc kích thích tăng trưởng…) như Aldrin/ Dieldrin, Benzo(a)pyren, Lindane, Malation, …
 
Để đạt được yêu cầu làm sạch và đạt hiệu quả kinh tế, trước hết cần khai thác phát huy tối đa nguồn Ozone đã có. Điều này với các thiết bị không đồng bộ phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng lựa chọn và lắp ráp ra sao để có thế đạt hiệu quả cao nhất.
– Khi đưa Ozone vào nước, sẽ tạo ra 2 nhóm:
 
A – Nước đã bị Ozone hóa bởi lượng ozone hòa tan làm tăng điện thế oxy hóa khử – thành phần này xác định dễ dàng bằng máy đó OPR và đo nhiệt độ nước cùng thời điểm
 
B – Tập đoàn bọt khí ozone lẫn trong nước – trong đó một lượng B1 sẽ trực tiếp tiếp xúc với rau, quả và làm sạch chúng, một lượng B2 không có cơ hội tiếp xúc với rau quả sẽ nổi lên mặt thoáng của nước, trong thời gian nổi lên bọt khí Ozone tiếp tục hòa tan nhưng rất ít do thời gian rất ngắn mà chủ yếu thoát ra rồi tỏa vào môi trường không khí (phần này tất nhiên không tham gia xử lý và đã là lãng phí).
 
– Có rất nhiều phương cách, thiết bị hòa trộn ozone vào nước. Trong công nghệ rửa làm sạch rau quả có thể dùng 3 phương cách phổ quát mang tính truyền thống và 1 phương pháp mới:
 
1- Sục Ozone vào nước bằng các cục đá xốp có nhiều lỗ nhỏ: Cách này rất đơn giản, nhưng hiệu suất hòa trộn rất thấp.
 
—————————–
 
2- Sử dụng Ventury – Injecter lắp theo bơm nước để hút trộn Ozone. Phương cách này khá dễ dàng, thường áp dụng với máy ozone nồng độ thấp, không áp lực và sử dụng bơm nước kiểu ly tâm cho lưu lượng hút lớn. Hiệu suất khai thác dưới 60%.
—————————–
3- Sử dụng Dynamic Injecter lắp sau bơm nước rồi đến bộ trộn tĩnh (Static Mixer): Khí ozone và tia nước cùng được phun và hòa trộn một phần ngay trong khoang hỗn hợp có kết cấu đặc biệt, phần bọt khí chưa tan tiếp tục và đập ziczac hòa tan thêm trong buồng trộn tĩnh.
 
Phương cách này rất chủ động, có thể điều chỉnh khống chế nồng độ dễ dàng nhưng cần có nguồn ozone đậm đặc áp lực cao và bơm nước kiểu tăng áp. Hiệu suất đạt 70 – 80%.
———————–
4- Sử dụng bơm nước trộn khí ozone chuyên dụng (Mix pumb): Không cần Injecter, khí Ozone được hút mạnh, lao thẳng vào cửa hút của bơm nước rồi bị xé tơi bởi các cánh guồng có tốc độ cao. Nước ở đầu ra của bơm có thể được dùng để rửa trực tiếp rau, quả. Hiệu suất chung đạt trên.
error: Nội dung cấm sao chép!