Ứng dụng công nghệ Ozone trong nghề nuôi tôm biển – Công ty CP Ozone Quốc Tế
Chăm sóc da hoàn hảo với máy sục Ozone
23 Tháng Mười Hai, 2015
Dự báo năm 2016: Năm bùng nổ của công nghệ Ozone
8 Tháng Một, 2016

Ứng dụng công nghệ Ozone trong nghề nuôi tôm biển

Ozone có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong nghề nuôi tôm biển như trong ương nuôi ấu trùng (sản xuất giống), nuôi vỗ tôm mẹ, thuần dưỡng tôm giống và nuôi tôm thịt.

Untitled23

 Hình ảnh hệ thông Ozone hóa nước Nextozone xử lý nước tôm giống tại Quảng Trị

I. Sử dụng Ozone trong nghề nuôi tôm biển

1. Sản xuất tôm giống

Lợi ích của Ozone trong sản xuất giống tôm biển ở khâu xử lý nước và khử trùng trại giống. Ozone hoàn toàn có thể thay thế Chlorine trong xử lý nước (Thạch Thanh và ctv, 2003) trước khi thả ương ấu trùng. Tuy nhiên, nước phải qua quá trình lắng lọc kỹ trước khi xử lý Ozone. Quá trình này có thể mất nhiều thời gian nếu nguồn nước ban đầu có độ đục cao. Một giải pháp cải tiến hơn là sử dụng kết hợp chlorine (liều nhẹ 5-15ppm) với Ozone. Chlirine làm nước lắng nhanh hơn quá trình lắng tự nhiên giúp rút ngắn quá trình xử lý nước bằng Ozone, giai đoạn đầu Ozone tác dụng mạnh với Chlorine (đối với vể 6m3 sau 4 giờ hêt chlorine), giai đoạn 2 tích lũy đủ nống độ sẽ khử trùng. Sau k hi xử lý nước bằng ozone xong để nửa giờ cho ozone phân hủy thành oxy mới thả giống, nếu chưa dùng nước ngay ta phải xử lý định kỳ 8h/lần, mỗi lần hai tiếng để chống vi khuẩn phát triển trở lại do mặt nước tiếp xúc với không khí.

Ozone còn ứng dụng xử lý nước bể đang ương ấu trùng bằng cách 1, kết hợp Ozone với bộ tách đạm trong hệ thống tuần hoàn và 2, xử lý định kỳ 1-2 ngày/lần trực tiếp vào bể ương ấu trùng. Mục dích duy trì chất lượng nước nhờ khả năng oxy hóa các chất thải của tôm và thức ăn dư thừa trong bể ương đồng thời hạn chế sự phát triển của mầm bệnh. Thực tế thử nghiệm tại Đại Học Cần Thơ cho thấy các chỉ tiêu chất lượng nước được cải thiện rõ rệt. Ấu trùng tôm biến thái, chuyển giai đoạn đồng loạt hơn. Sử dụng Ozone trong bể ương tôm có thể thay thế các hóa chất và kháng sinh ngừa bệnh góp phần hạn chế sử dụng hóa chất độc hại và nâng cao chất lượng tôm giống.
Ngoài việc khử trùng nước, Ozone cũng được dung để khử trùng không trong trại giúp hạn chế lây lan vi khuẩn gây bệnh trong không khí trên bề mặt bể ương nuôi.

2. Nuôi vỗ tôm mẹ

Ứng dụng ozone trong nuôi vỗ tôm mẹ đén nay vẫn chưa được phổ biến. Nhận thấy những lợi ích của Ozone như đã nói, nhiều trại sản xuất giống đã bắt đầu thử sử dụng Ozone. Các quan sát tại trại sản xuất tôm giống thực nghiệm của Khoa Thủy Sản Đại học Cần Thơ bước đầu cho thấy trên tôm bố mẹ như ký sinh trùng, mòn đuôi, hoại tử, đen mang so với sử dụng hóa chất (formaline, malachite gree,…). Tôm mẹ nuôi vỗ có xử lý Ozone có biểu hiện bên ngoài rất tốt so với tôm nuôi vỗ thông thường. Một số trại nuôi tôm khác cũng có nhận xét tương tự. Tuy nhiên, đây chỉ là những nhận xét cảm quan ban đầu, các số liệu khoa học về vấn đề này hiện còn rất thiếu và đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách hoàn chỉnh.

3. Nuôi tôm thịt

Đến nay, việc sử dụng Ozone trong nuôi tôm thịt vẫn còn vài hạn chế cơ bản. Do giá thành máy cao, việc ứng dụng Ozone chỉ có thể thực hiện trong hình thức nuôi tôm công nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có cứ liệu khoa học đầy đủ cho việc ứng dụng Ozone trong hệ thống nuôi tôm thâm canh. Một vài yếu tố rất quan trọng cho việc ứng dụng Ozone cần phải xác định là liều lượng Ozone sử dụng thích hợp trong khoảng thời gian hợp lý tại những vị trí cần thiết trong ao nuôi công nghiệp.
Một số thử nghiệm ban đầu tại Thái Lan cho thấy khi sục Ozone vào ao nuôi tôm biển ở mức 0,1-2ppm trong khoảng thời gian 18h/ngày, sẽ làm giảm tổng số vi khuẩn, NO2- và NO3- trong nước ao. Tăng trọng của tôm nuôi tỉ lệ thuận với liều lượng Ozone sục vào ao. Tuy nhiên, số liệu chi tiết chưa được mô tả. (Tirawanichakul và ctv, 1999)

II. Một số giải pháp kỹ thuật ứng dụng Ozone trong nuôi tôm biển

1. Bộ tách đạm

Hay còn gọi là bộ tách bọt, chúng rất hiệu quả trong việc tách hoạt động bề mặt, các chất hữu cơ hòa tan và các hạt lơ lửng được tạo ra trong nước bể nuôi đặc biệt là trong các bể nuôi mật độ cao. Thiết bị này có thể sử dụng độc lập hay có thể kết hợp với lọc sinh học. Việc tách bọt hiệu quả cao đòi hỏi tỉ lệ khí/nước cao và thời gian tiếp xúc giữa khí và nước càng lâu càng tốt. Kích thước bọt khí là yếu tố rất quan trọng. Bọt khí càng nhỏ thì hiệu quả tách bọt khí càng cao. Kích thước bọt khí lý tưởng nhất là 0,5 – 0,8 mm đường kính. Có nhiều phương pháp khác nhau để tạo bọt nhỏ như thế, phổ biến nhất là dùng máy khuấy trộn do tính hiệu quả cao của nó.
Khi đưa ozone vào hệ thống tách đạm thay vì không khí thường, tác dụng tách bọt sẽ tăng lên. Ngoài tác dụng tách bọt đã nêu, Ozone còn giúp oxy hóa các chất hữu cơ thành các dạng dễ hòa tan hơn và bị cuốn theo bọt ra ngoài. Hơn nữa Ozone còn tiêu diệt vi khuẩn trong nước và loại thải chúng ra ngoài dưới dangjbotj nên sẽ làm cho nước vừa sạch hơn và cừa an toàn hơn cho tôm nuôi.
Khi kết hợp với lọc sinh học, bộ tách đạm có Ozone thường được dùng để lọc nước trước khi chảy vào lọc sinh học thì hiệu quả hoạt động của lọc sinh học sẽ cao hơn. Tuy nhiên cần phải chú ý đến hàm lượng Ozone trong nước từ bộ tách đạm vì nếu hàm lượng này cao có thể làm chết vi khuẩn trong lọc (vi khuẩn nitrate hóa).

2. Xử lý nước cho trại tôm giống

Ozone là chất rất hiệu quả trong việc xử lý nước trước khi sử dụng cho ương nuôi tôm giống. Ưu điểm của phương pháp xử lý nước bằng Ozone là nhanh, gọn và không phải trung hòa bằng hóa chất độc hại cho tôm con như đối với phương pháp xử lý bằng Chlorine hay thuốc tím (KMnO4). Tuy nhiên, khâu lắng trong nước trước khi xử lý Ozone có thể mất nhiều thời gian. Biện pháp kết hợp là dùng Chlorine liều thấp (5-15ppm) để làm lắng nước (khoảng 24h) sau đó bơm qua lọc vào bể chứa và tiến hành xử lý Ozone.
Xử lý nước bằng Ozone trong bể chứa có thể dùng bơm khuấy trộn khí Ozone vào nước thành bọt thật nhuyễn (khoảng 0,5mm), các bọt này sẽ giúp khuyếch tán Ozone vào nước với hiệu suất rất cao so với phương pháp sục Ozone vào bể bằng đá bọt. Với phương pháp dùng máy trộn này, có thể xử lý hoàn toàn một bể 4m3 nước trong 2 giờ với máy Ozone công suất 4g/giờ. Nước say khi xử lý bằng Ozone xong sau khoảng 30 phút là có thể dùng ngay.
Một tiện lợi khác của Ozone là xử lý lại nước đã xử lý nhưng để lâu không sử dụng. Nước đã xử lý mà không sử dụng sau khoảng 1 tuần thì không thể dùng cho ương tôm một cách an toàn do quần thể vi khuẩn đã phát triển trở lại trong nước. Do vậy phải xử lý lại, với Ozone việc xử lý này rất đơn giản, chỉ cần dùng bơm khuấy trộn Ozone vào trong nước khoảng 30 phút cho bể 4m3 với máy 4g/h là có thể dùng nước được ngay.

Untitled24

3. Xử lý nước ao nuôi tôm thịt

Xử lý nước ao nuôi tôm thịt có thể tiến hành một cách có hiệu quả bằng cách đưa khí Ozone vào đường hút khí của máy thổi Ventury dùng trong ao tôm (còn gọi là máy Oxy nhủi hay máy hỏa tiễn) hay dùng hệ thống supercharge (ít phổ biến hơn). Nguyên tắc chung là phải tạo bọt khí Ozone càng nhỏ càng tốt để tăng hiệu quả tiếp xúc và lơ lửng trong nước. Một máy Ozone 4g/h được thiết kế để sục cho 2.500m3 nước ao nuôi tôm công nghiệp.

error: Nội dung cấm sao chép!