Nuôi tôm bằng công nghệ OZONE – Công ty CP Ozone Quốc Tế
Lắp đặt máy ozone công nghiệp khử trùng, diệt khuẩn tại CTCP Dược phẩm Hà Tây
9 Tháng Tám, 2017
Công nghệ Ozone trong nuôi trồng thủy sản
11 Tháng Tám, 2017

Nuôi tôm bằng công nghệ OZONE

Hiện nay phong trào nuôi tôm đang phát triển mạnh trên hầu khắp các tỉnh tiếp giáp với biển trên toàn quốc và mang lợi những lợi ích to lớn cho người dân cũng như tăng cao năng lực xuất khẩu của thủy sản Việt Nam.

Nhưng với việc tăng diện tích nuôi trồng một cách nhanh chóng cộng với phương pháp nuôi trồng thủy sản lạc hậu đã gây những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường dẫn đến việc tôm, cá chết hàng loạt tại các địa phương kéo theo đó là việc người dân làm dụng các thuốc hóa học để trị bệnh cho tôm dẫn đến việc dư lượng kháng sinh trong tôm, cá vượt quá mức cho phép làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sản phẩm cũng như sức khỏe người tiêu dùng.

Ozone – công nghệ không thể thiếu trong nuôi tôm

Để khắc phục các nhược điểm trên rất nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng các công nghệ mới trong nuôi trồng thủy sản như công nghệ Vi Sinh, công nghệ sử dụng khí OZONE…

Việc sử dụng khí OZONE trong nuôi trồng thủy sản hầu như ít được áp dụng tại Việt Nam nhưng đã được sử dụng hết sức phổ biết tại Mỹ, Hàn Quốc và Ấn Độ… nó đã mang lại những lợi ích hết sức to lớn cho người nông dân cũng như cải thiện môi trường. Công nghệ ozone từ lâu đã được sử dụng trong nuôi tôm với những tác dụng hữu ích trong sản xuất giống, nuôi vỗ bố mẹ, thuần dưỡng tôm giống, nuôi tôm thương phẩm…

Vậy thực chất của việc sử dụng khí OZONE mang lại những lợi ích gì?
OZONE là chất khí có công thức hóa học là O3 nó có khả năng oxi hóa cao gấp 3.100 lần so với Clo nhưng lại không bền vững, phân hủy rất nhanh trong không khí và nước để tạo thành Oxi phân tử. Dó đó việc sử dụng OZONE mang lại những lợi ích sau:

  1. Cung cấp đủ không khí xuống đáy ao nuôi giúp giảm lượng khí ammoniac, giảm lượng khí H2S dưới đáy ao và gia tăng lượng khí oxy hòa tan.
  2. Cung cấp lượng Ozone + Không khí bơm thẳng xuống đáy hồ. Làm tiêu hủy vi rút gây bệnh, phân hủy thức ăn thối rữa, giúp tôm hấp thụ lượng thức ăn để phát triển, và gia tăng mật độ tôm nuôi.
  3. Cung cấp Ozone + Không khí với dòng nước đối lưu, giúp giảm thiểu lượng vi rút gây bệnh và cung cấp đủ lượng oxy cho tôm, cá sinh sống dưới đáy ao nuôi, không cần sử dụng hóa chất hay các chế phẩm khác.

o3-trong-nuoi-tom

Hiệu quả của công nghệ ozone qua thực tế

Nhằm chứng minh hiệu quả của công nghệ OZONE trong nuôi tôm, Công ty Cổ Phần Ứng Dụng và Phát Triển Công Nghệ Mới đã triển khai mô hình nuôi tôm Càng Xanh thí điểm tại Nam Định theo hình thức đầu tư giống, thức ăn và chuyển giao công nghệ cho bà con Nông Dân.

Tại Nam Định địa điểm nuôi thí điểm là tại nhà anh Bảo địa chỉ xã Mỹ thắng, Huyện Mỹ lộc Tỉnh nam Định với các thông số sau:

– Diện tích ao nuôi: 750 m2.

– Mật độ thả: 40 con/m2.

– Thời gian bắt đầu thả: 16/5/2007.

– Thức ăn cho tôm: 100% thức ăn công nghiệp.

– Xử dụng công nghệ OZONE xử lý nước trước và trong quá trình nuôi.

– Vị trí ao: Là ao nằm xa nhà, gần nguồn nước.

– Đặc điểm đáy ao: Ao nuôi mới đào lượng bùn dưới đáy ao rất thấp.

– Mực nước sâu: 80-1.4m.

Quy trình nuôi:

– Xử lý đáy ao: Vét bớt bùn dưới đáy ao, phủ bạt, xử lý bằng vôi bột.

– Bơm nước vào ao trước khi thả 10 ngày với mực nước 80cm, dùng lưới

chắn cá tạp.

– Chạy máy ozone liên tục 03 ngày để xử lý nước nhằm phân huỷ các hoá chất độc và diệt khuẩn. (Thời điểm này hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thấp do đó khả năng diệt khuẩn rất cao).

– Sau đó ngắt chế độ OZONE chỉ chạy chế độ sục khí thả phân chuồng, đạm… để gây mầu nước trong vòng 7 ngày.

– Trong vòng 1 tháng kể từ khi thả tôm giống, hệ thống máy ozone chỉ chạy ở chế độ sục khí trong vòng 1h vào buổi sáng sớm từ 5-6h.

– Sau tháng thứ nhất bắt đầu chạy máy ozone kết hợp với sục khí, chạy chế độ OZONE trong vòng 1 tiếng sau đó tiếp tục chạy chế độ sục khí trong vòng 1 tiếng tiếp theo vào buổi sáng từ 4h-6h.

– Đến tháng thứ 3: Chạy chế độ OZONE liên tục thời gian chạy máy từ 20h tới 6h sáng.

– Theo dõi chế độ ăn của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm bằng các vó thả ở các góc ao.

cong-nghe-ozone-cho-nuoi-tom-02

Kết quả thu được:

– Do điều kiện đáy ao tốt, quá trình xử lý diện cá tạp, cua, ốc triệt để nguồn nước ở gần do đó tỷ lệ tôm sống cao, sau 3,5 tháng tỷ lệ tôm sống đạt tới 70%.
– Kinh nghiệm nuôi tôm của chủ hộ chưa có nhưng nhờ học hỏi bà con trên địa bàn nên quá trình nuôi và bổ xung nước hợp lý nên tôm tăng trưởng tốt.

– Sản lượng ước tính đạt 550kg tương đương với năng suất 7000kg/ha.
– Chi phí cho con giống, thức ăn, điện vào khoảng 16.000.000 VNĐ với năng suất nêu trên lợi nhuận đạt được 17 triệu/750m2.

– Đây là năng suất tôm cao chưa từng có từ trước đến nay tại địa bàn tỉnh Nam Định cũng như các địa phương khác trong cả nước.

Kết luận:

– Việc ứng dụng công nghệ OZONE cho nuôi tôm đạt hiệu quả rất cao.
– Năng suất nuôi tôm có thể đạt tới 10.000kg/ha trong khi năng suất nuôi tôm càng xanh tại Thái Lan cao nhất cũng chỉ đạt 6000kg/ha và Tại Việt Nam năng suất tối đa khi nuôi sử dụng quạt nước cũng chỉ đạt 4000kg/ha.
Việc Nuôi tôm Càng Xanh dùng công nghệ OZONE không cần thay nước mà chỉ cần bổ xung nước trong quá trình nuôi do đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường.”

Nguồn: contom.vn

Xem thêm bài viết:

error: Nội dung cấm sao chép!